Tìm hiểu về các dạng vitamin B9: Folate, Acid Folic, 5-MTHF



Folate, Axit Folic, 5-MTHF đều là các dạng vitamin B9. Vậy cách phân biệt và lợi ích của chúng đối với sức khỏe con người ra sao? Hãy cùng Chuẩn Âu tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Vitamin B9 vẫn được biết đến với vai trò thiết yếu và quan trọng trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày của cơ thể người, đặc biệt là ở phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh để phục vụ các quá trình tạo mới tế bào, giúp các tế bào tăng trưởng và phát triển. Chúng ta cùng tìm hiểu rõ thêm về các dạng chất của vitamin B9 là folate và axit folic.

Folate, là một loại trong các dạng vitamin B9 tự nhiên có trong một số thực phẩm. Dạng hoạt động của vitamin này là acid levomefolic hoặc 5-methyltetrahydrofolate (5-MTHF). Trước khi đi vào máu, hệ tiêu hoá sẽ chuyển về dạng hoạt động sinh học 5-MTHF để cơ thể có thể hấp thu vitamin B9.

Axit folic là dạng tổng hợp của folate (tên khác là acid pteroylmonoglutamic). Axit folic được sử dụng trong các chất bổ sung, thực phẩm tăng cường dinh dưỡng. Quá trình chuyển hoá axit folic trong cơ thể thường diễn ra chậm và không hoàn toàn. Nó được khử thành tetrahydrofolate trước khi được chuyển hoá nhờ enzyme thành 5-MTHF.

Trong những năm gần đây, càng nhiều bằng chứng về lợi ích của việc sử dụng thành phẩm folate dạng khử xuất phát từ việc một lượng dân số trên thế giới không khả năng đồng hóa chuyển hóa axit folic từ thực phẩm hoặc chất bổ sung.

Axit folic cũng như folate trong thực phẩm không hoạt tính sinh học cần được chuyển đổi thành 5-MTHF (5-methyltetrahydrofolate) thông qua một quy trình gồm nhiều bước trong đó enzyme methylenetetrahydrofolate reductase (MTHFR) đóng vai trò chính. Nhiều người, do kiểu gen và biểu hiện đặc trưng của họ, có các dạng đa hình của enzyme này và không tạo ra MTHFR đầy đủ hoặc hiệu quả [1, 2, 3].

Hậu quả của đột biến gen MTHFR là gì?

Methylenetetrahydrofolate reductase (MTHFR) là một trong những enzyme quan trọng nhất trong sinh lý con người, sự thiếu hụt trong sản xuất hoặc chức năng của enzyme này có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc các bệnh khác nhau [9, 1].

Những khiếm khuyết liên quan đến MTHFR rất phổ biến, mặc dù chúng rất khác nhau giữa các nhóm dân tộc và vùng lãnh thổ [10, 11]. Khoa học về dinh dưỡng chỉ ra rằng MTHFR thường đề cập đến một đột biến gen ức chế khả năng methylate của thể (hoặc chuyển axit folic từ thực phẩm chúng ta ăn thành chất chuyển hóa chúng ta cần, L-5-Methyltetrahydrofolate) vì vậy có nhiều người mà cơ thể không thể hấp thụ và sử dụng axit folic [12]. Các nghiên cứu cũng đã làm sáng tỏ mức độ đa hình của MTHFR liên quan đến các tình trạng bệnh mãn tính và cách thức mà folate có thể góp phần thay thế quá trình methyl hóa đầy đủ và sức khỏe tổng thể [9]. 

Một số nghiên cứu đã báo cáo sự gia tăng nồng độ axit folic không được chuyển hóa trong huyết thanh (UMFA), do đó tạo sự lo ngại về khả năng ‘quá liều’ và tác dụng phụ của nó [5, 6, 7, 8]. Sự thay đổi về sự hiện diện của UMFA trong dân số cho thấy rằng nó có thể được tích lũy trong máu do hậu quả của sự suy yếu hoặc sự chậm trễ của con đường khử axit folic thành 5-methyltetrahydrofolate tác dụng phụ quá liều do lượng axit folic bổ sung không được kiểm soát [13, 14, 15].

Trong lúc đó, một dạng folate có tên gọi Quatrefolic® là muối glucosamine của (6S)-5-methyltetrahydrofolate và có cấu trúc tương tự như dạng khử và hoạt động cao của axit folic nên Quatrefolic® hoàn toàn bỏ qua bước chuyển đổi MTHFR « bị hư hỏng » và cung cấp folate « thành phẩm » mà cơ thể có thể ngay lập tức sử dụng và không cần bất kỳ loại chuyển hóa nào.

Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo!

Để có thêm các tài liệu, thông tin về các dạng vitamin b9 folate, axit folic, Quatrefolic® cũng như các chất dùng trong thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, thực phẩm dinh dưỡng, xin liên hệ với chúng tôi qua email hoặc để lại lời nhắn trên website.

Về Công ty Xuất nhập khẩu Chuẩn Âu 

Công ty Xuất nhập khẩu Chuẩn  Âu (EUSTA Co., Ltd) là một đơn vị đại diện thương mại chuyên nhập khẩu và phân phối các sản phẩm chất lượng cao của các nhà sản xuất tốt nhất tại Pháp, Đức, Ý, Anh…Các loại sản phẩm nhập khẩu có thể kể đến như thực phẩm chức năng (tpcn nhập khẩu), dược mỹ phẩm, thiết bị y tế và thực phẩm bảo vệ sức khỏe . 

Với nhiều năm kinh nghiệm, chúng tôi tự hào là một đối tác chuyên nghiệp và luôn sẵn lòng đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. EUSTA không ngừng tìm kiếm các nguồn hàng chất lượng, bao bì đẹp và giá cả hợp lý để đáp ứng mọi yêu cầu của các nhà phân phối.

Chúng tôi chú trọng vào việc nghiên cứu và phát triển, đội ngũ chuyên gia tại Chuẩn Âu bao gồm các bác sĩ, tiến sĩ và kỹ sư giàu kinh nghiệm. Chuẩn Âu luôn cố gắng áp dụng những tiến bộ trong y học để tạo ra các giải pháp độc đáo, đồng thời đảm bảo tính an toàn và hiệu quả cho khách hàng.

EUSTA hợp tác với các nhà sản xuất dược mỹ phẩm nhập khẩu eusta, thiết bị y tế,… đã có nền tảng sản xuất lâu năm và đầu tư mạnh vào nghiên cứu. Điều này giúp chúng tôi cung cấp được các công thức độc đáo và hiệu quả cho từng phân khúc thị trường. EUSTA luôn chú trọng vào quá trình kiểm soát chất lượng, đảm bảo nguồn gốc và tính an toàn, hiệu quả của các thành phần trong sản phẩm nhập khẩu.

Chuẩn Âu cung cấp nhiều dịch vụ đa dạng như tư vấn giải pháp, hỗ trợ kinh doanh, hỗ trợ kỹ thuật và tư vấn pháp lý. Bên cạnh đó EUSTA cũng tham gia hỗ trợ nội dung và chiến lược marketing cho các sản phẩm: thực phẩm bảo vệ sức khoẻ (tpbvsk nhập khẩu), dược mỹ phẩm, thiết bị y tế,…

Nhà phân phối sẽ nhận được nhiều lợi ích khi hợp tác với Chuẩn Âu bao gồm: giúp mở rộng thị trường và tăng doanh thu, cam kết đồng hành lâu dài và bền vững. EUSTA giúp các nhà phân phối có khả năng cạnh tranh về giá cả và tạo sự khác biệt, trở thành nhà phân phối uy tín. 

Bên cạnh đó, chúng tôi sở hữu quy trình sản xuất và dây chuyền đóng gói tự động đáp ứng nhu cầu của khách hàng nhanh chóng. Quá trình vận chuyển logistic sản phẩm của Chuẩn Âu luôn đảm bảo chất lượng và đúng tiến độ. Tại EUSTA, khách hàng còn có thể thanh toán linh hoạt qua nhiều hình thức khác nhau. Chúng tôi tự tin rằng, qua sự hợp tác chặt chẽ và bền vững, EUSTA sẽ tiếp tục là đối tác đáng tin cậy và thành công cho các nhà phân phối tại Việt Nam.

CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU CHUẨN ÂU

  • Trụ sở: Ba Đình, Hà Nội
  • Website: https://eusta.asia/
  • Hotline tư vấn và đặt hàng miễn phí: 0906.911.984
Tài liệu tham khảo:
  1. Patanwala I et al. Folic acid handling by the human gut: implications for food fortification and supplementation. Am J Clin Nutr. 2014
  2. Scaglione F, Panzavolta G. Folate, folic acid and 5-methyltetrahydrofolate are not the same thing. Xenobiotica. 2014
  3. Ulrich CM, Potter JD. Folate supplementation: too much of a good thing? Cancer Epidemiol Biomarkers Prev. 2006
  4. Pietrzik K et al. Folic acid and L-5-methyltetrahydrofolate: comparison of clinical pharmacokinetics and pharmacodynamics. Clin Pharmacokinet. 2010
  5. Lawrence, Kripalani et al. « Profiling National Mandatory Folic Acid Fortification Policy Around the World. » New York: Springer; 2012
  6. Ulric et al. « Folate Supplementation: Too Much of a Good Thing? » Cancer Epidemiol Biomarkers Prev 2006;15:189-193
  7. Strum et al. « Enzymatic reduction and methylation of folate following pH-dependant, carrier-mediated transport in rat jejunum. » Biochim Biophys Acta 1979; 554, 249-257
  8. Kelly et al. « Unmetabolized folic acid in serum: acute studies in subjects consuming fortified food and supplements. » Am J Clin Nutr 1997:65:1790-5
  9. Jamil K. Clinical Implications of MTHFR Gene Polymorphism in Various Diseases. Biol Med. 2014
  10. Wilcken B et al. Geographical and ethnic variation of the 677C>T allele of 5,10 methylenetetrahydrofolate reductase (MTHFR): findings from over 7000 newborns from 16 areas worldwide. J Med Genet. 2003
  11. Seremak-Mrozikiewicz A et al. The significance of 1793G>A polymorphism in MTHFR gene in women with first trimester recurrent miscarriages. Neuro Endocrinol Lett. 2010
  12. Tsang BL et al. Assessing the association between the methylenetetrahydrofolate reductase (MTHFR) 677C>T polymorphism and blood folate concentrations: A systematic review and meta-analysis of trials and observational studies. Am. J. Clin. Nutr. 2015
  13. Sweeney MR et al. Persistent circulating unmetabolized folic acid in a setting of liberal voluntary folic acid fortification. Implications for further mandatory fortification? BMC Public Health. 2009
  14. Smith AD. Folic acid fortification: the good, the bad, and the puzzle of vitamin B-12. Am J Clin Nutr. 2007
  15. Smith D. A. et al. Is folic acid good for everyone? Am J Clin Nutr. 2008
  16. Colman, Green, Metz et al. « Prevention of folate deficiency by food fortification. Il. Absorption of folic acid from staple foods. » Am J Clin Nutr I 975; 28:459-64 17. Shils et al. « Modern Nutrition in Health and Disease, 9th ed». Williams & Wilkins, Balt., 1999 18. http://www.efsa.europa.eu/it/home/publication/efsafolicacid.pdf 19. Morris MS et al. « Circulating unmetabolized folic acid and 5-methyltetrahydrofolate in relation to anemia, macrocytosis, and cognitive test performance in American seniors ». Am J Clin Nutr. 2010